Một nhà xưởng sản xuất thực phẩm chất lượng phải đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế sau: HACCP, ISO22000, BRC, IFS, SQF. Các tiêu chuẩn này đều được các công ty quốc tế áp dụng và rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy cụ thể, tiêu chuẩn ISO22000 là gì? Các tiêu chuẩn để thiết kế một nhà xưởng sản xuất thực phẩm là gì? Hãy cùng INTECH tìm hiểu ngay sau đây nhé.!!
1. Quy định chung về xây dựng nhà xưởng
Cơ cấu một nhà xưởng sản xuất bao gồm hai khu: khu sản xuất và khu phụ trợ.
- Khu sản xuất gồm: xưởng sản xuất chính; các công trình kĩ thuật (đường hầm, kênh, cầu cạn, xilô…); kho.
- Khu phụ trợ gồm: phòng phục vụ sinh hoạt; phòng quản đốc; phòng kĩ thuật; phòng đặt thiết bị phụ trợ khác.
Bố trí các khu chức năng của nhà sản xuất phải căn cứ vào dây chuyền công nghệ và điều kiện cụ thể của khu đất xây dựng.
Khi xác định số tầng nhà phải dựa trên cơ sở so sánh hiệu quả kinh tế kỹ thuật giữa các phương án bố trí dây chuyền công nghệ trong các ngôi nhà có số tầng khác nhau.
Xem thêm: Thi Công Phòng Sạch . Phòng Sạch Thực Phẩm . Phòng sạch chống tĩnh điện . Phòng sạch soi kính . phòng áp lực âm là gì
Diện tích có ích của nhà sản xuất được xác định bằng tổng diện tích sàn của các tầng, hành lang, sàn công tác và tầng lửng.
Diện tích sàn giữa các tường ngăn cháy của nhà sản xuất có bậc chịu lửa bậc II, chiều rộng lớn hơn 60 m
Chiều cao từ mặt nền hoàn thiện đến mặt dưới của kết cấu đỡ mái của nhà sản xuất một tầng không có cầu trục, cũng như chiều cao mỗi tầng của nhà sản xuất nhiều tầng lấy không nhỏ hơn 3,6 m.
Chiều cao từ mặt nền hoàn thiện hoặc sàn đến phần nhô ra của mạng lưới kỹ thuật và thiết bị, nếu thường xuyên có người qua lại phải lớn hơn 2,0 m, còn nơi ít người qua lại không được nhỏ hơn 1,8 m.
2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm
2.1. Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ISO22000
ISO 22000 là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận kết hợp cách tiếp cận ISO9001 với quản lý an toàn thực phẩm và HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mức độ. Tiêu chuẩn này chỉ ra cách một tổ chức có thể chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn.
ISO 22000 có thể được bất kỳ tổ chức nào sử dụng trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Tiêu chuẩn này tích hợp các nguyên tắc của hệ thống Phân tích Mối nguy và Điểm Kiểm soát Tới hạn (HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Point) do Ủy ban Codex Alimentarius xây dựng. Bằng các yêu cầu có thể đánh giá, tiêu chuẩn này kết hợp kế hoạch HACCP với các chương trình tiên quyết cũng như các yêu cầu về hệ thống an toàn thực phẩm khác.
Tiêu chuẩn ISO22000 sản xuất thực phẩm
2.2. Tiêu chuẩn về nhà xưởng sản xuất
2.2.1. Địa điểm, môi trường sản xuất
Chọn vị trí xây dựng nhà xưởng sản xuất thực phẩm cần xem xét các nguồn ô nhiễm tiềm ẩn ảnh hưởng tới sản phẩm thực phẩm. Không đặt cơ sở tại nơi mà sau khi xem xét các biện pháp bảo vệ vẫn thấy còn mối đe doạ đối với vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhà xưởng sản xuất thực phẩm phải bố trí cách xa:
- Khu vực có môi trường ô nhiễm và các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt có nhiều khả năng gây ô nhiễm thực phẩm.
- Khu vực dễ bị ứ nước, ngập lụt, trừ khi có biện pháp bảo vệ, phòng ngừa một cách hữu hiệu.
- Khu vực dễ bị sinh vật gây hại phá hoại; khu vực có các chất thải rắn hay lỏng mà không thể loại bỏ chúng một cách có hiệu quả.
- Đường nội bộ trong cơ sở thực phẩm phải được xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, có cống rãnh thoát nước tốt, khép kín, không gây ô nhiễm, bảo đảm vệ sinh.
- Vị trí cơ sở cần bảo đảm có đủ nguồn nước sạch, thuận tiện về giao thông.
2.2.2. Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng nhà xưởng và phương tiện kĩ thuật
Đảm bảo 5 tiêu chuẩn kĩ thuật:
- Đảm bảo mức độ nhiễm bẩn ở mức thấp nhất khi sản xuất.
- Thiết kế và bố trí mặt bằng thuận tiện cho việc bảo trì vệ sinh hạn chế ô nhiễm không khí
- Sử dụng vật liệu sạch, thân thiện môi trường dễ dàng bảo dưỡng.
- Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm ở mức cho phép
- Phương án bảo vệ thực phẩm hiệu quả trước dịch hại từ bên ngoài.
2.2.3. Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng nhà xưởng và các phòng ban
Cấu trúc và lắp ráp bên trong nhà xưởng:
- Kết cấu chắc chắn, thuận tiện cho bảo dưỡng và vệ sinh.
- Sàn, tường, vách cần được chống thẩm chống vi khuẩn, thuận tiện cho công nhân thao tác
- Sàn nhà sử dụng nguyên liệu dễ làm vệ sinh, và phải có phương án thoát nước tốt.
- Sử dụng vật liệu hạn chế bám bụi tốt, tránh làm rơi bụi trong quá trình sản xuất
- Cửa ra vào thuận tiện cho vệ sinh và vận chuyển.
2.2.4. Tiêu chuẩn thiết kế thông gió và chiếu sáng nhà xưởng
Tiêu chuẩn thiết kế thông gió, mục đích của việc thiết kế thông gió nhằm:
- Hạn chế tối thiểu mức độ nhiễm bẩn không khí.
- Giữ nhiệt độ ở mức quy định.
- Kiểm soát độ ẩm không khí và mùi thực phẩm.
Phương án chiếu sáng: Cung cấp đầy đủ ánh sáng (Tự nhiên, hay nhân tạo) tăng năng suất làm việc cho người lao động.
(Nguồn: https://intech.vn)